Bí Quyết Để Chuẩn Bị Tết Chu Đáo

 Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng của người Việt. Vì vậy, vào dịp Tết, có rất nhiều công việc cần chuẩn bị để cả nhà có một cái “Tết tươm tất”. Đây là lúc bạn cần đến những bí quyết để chuẩn bị Tết chu đáo

                                                                      

                                                                                        Các bí quyết chuẩn bị Tết chu đáo sẽ giúp bạn không bị “overload”.

Chuẩn bị ngân sách cho Tết

Tết là thời điểm nhận lương, thưởng cuối năm của nhiều người. Bạn có thể tận dụng khoản này để làm ngân sách cho Tết và tính toán cho phù hợp với nhu cầu

Bạn nên phân chia ngân sách cho những khoản cụ thể như: Quà biếu, lì xì, mua sắm đồ dùng, chuẩn bị thực phẩm, chi phí đi lại,… Các khoản này nên ở mức vừa phải và đủ cho nhu cầu của gia đình. Đừng dự trù quá nhiều vì cuộc sống hiện đại khiến cho các nghi lễ hoặc quan niệm về Tết không còn rườm rà như truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể có một dịp Tết tiết kiệm mà vẫn tươm tất.

Lên kế hoạch tổng thể cho những việc cần làm

Đây là phần quan trọng nhất trong những bí quyết để chuẩn bị Tết chu đáo. Một kế hoạch tổng thể tốt sẽ giúp bạn chuẩn bị Tết theo tuần tự và không bị “rối” khi có quá nhiều thứ phải làm. Kế hoạch này có thể chia theo bốn nhóm công việc chính:

Mua sắm Tết

Khoản chi này chủ yếu gồm có đồ dùng gia đình (gia dụng, điện tử, nhà bếp,…) nếu cần thay mới, thực phẩm khô, thực phẩm tươi, bia, rượu, bánh kẹo, quà biếu Tết,… Bạn có danh sách mua sắm càng chi tiết thì sẽ càng dễ kiểm soát và tính toán ngân sách.

                                              

                                                                                            Mua sắm Tết vừa đủ, tránh lãng phí cho vật dụng không cần thiết.

Khi mua sắm, bạn cần tránh việc mua theo ngẫu hứng hoặc thuận tiện gây lãng phí tiền bạc vào những đồ dùng không thực sự cần thiết.

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa, trang trí đón Tết là công việc không thể bỏ qua của mọi gia đình trong giai đoạn tiễn năm cũ, đón năm mới theo truyền thống. Việc dọn dẹp này sẽ bao gồm: Sắp xếp lại phòng khách, chăm sóc và bài trí lại bàn thờ, dọn dẹp, làm sạch phòng bếp,… Ngoài ra, trang trí nhà cửa bằng các màu sắc rực rỡ (hoa, liễn, câu đối,…) sẽ làm thay đổi không gian nhà bạn, mang đến không khí thoái mái và vui mừng của dịp Tết.

Nấu nướng chuẩn bị Tết

Lên danh sách các món sẽ nấu hoặc nấu trước những món có thể để lâu sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cơm Tết nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Vào dịp Tết, các gia đình thường chuẩn bị đồ ăn nhiều hơn bình thường, vừa để đãi khách, vừa dùng cho gia đình vì siêu thi/chợ đóng cửa trong thời gian này. Tuy nhiên, hiện nay, Tết không còn đặt nặng vấn đề “Ăn” như trước, các món ăn Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng,… khá dễ ngán khi ăn nhiều. Vì vậy, bạn cần lưu ý: Không nên chuẩn bị quá nhiều thực phẩm so với nhu cầu để tránh thừa mứa đồ ăn.

Đi lễ Tết

Lễ Tết là phần không thể thiếu trong việc chuẩn Tết chu đáo. Theo truyền thống, Tết là thời điểm sum họp gia đình và thăm hỏi người thân. Trong dịp này đi lễ (trước hoặc sau) Tết là hành động thể hiện sự quan tâm và thắt chặt tình cảm của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Hiện nay, lễ Tết được mở rộng sang bạn bè, đối tác, đồng nghiệp.

Với lễ Tết, bạn cần chuẩn bị quà biếu, lì xì phù hợp cho người nhận (tuỳ thuộc vào mức độ thân thiết hoặc vai vế trong dòng họ). Việc này cần được sắp xếp cả về thời gian và chi phí.

Phân chia công việc cho các thành viên trong gia đình

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất năm trong văn hoá Việt. Vào thời gian này, các gia đình đều trở nên vô cùng bận rộn với công việc gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè.

Tết sẽ hoàn hảo hơn nếu cả gia đình cùng nhau chuẩn bị. Bạn nên lập danh sách công việc và phân chia cho các thành viên trong gia đình để tiết kiệm thời gian và sức lực. Việc này cũng sẽ tạo cảm giác gần gũi, đầm ấm khi cả gia đình cùng nhau “làm nên” Tết đầm ấm.

 

 

 

1
Bạn cần hỗ trợ?