Tranh dân gian Đông Hồ Đám Cưới Chuột

    Trong dòng tranh Đông Hồ được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước – một bức tranh vừa hài hước vừa châm biếm sâu xa
    Giá tantam.vn: 199,000 đ
    Giá thị trường: 250,000 đ
    Tiết kiệm:51,000 đ (20%)
    Đơn vị tính:Bộ
    Chọn số lượng:Sẵn hàng
    TẬN TÂM MALL:Số 62 Ngách 4/1 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội (*)Có chỗ đỗ ô tô miễn phí(*)
    Thời gian:Từ 8h đến 22h tất cả các ngày trong tuần
    Bạn cần hỗ trợ?
    Chát với chúng tôi:

    Tranh dân gian Đám cưới chuột (còn có tên gọi Trạng chuột vinh quy)

    Thông tin chi tiết sản phẩm:

    Thể loại: Tranh dân gian Đông Hồ

    Nguồn gốc: Tranh được làm thủ công từ nghệ nhân làng nghề Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

    Chất liệu tranh: Giấy gió (giấy điệp), Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v.

    Chất liệu khung tranh: Khung làm bằng tre được hun khói

    Kích thước: 30 X 40 cm

    Trong dòng tranh Đông Hồ được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước – một bức tranh vừa hài hước vừa châm biếm sâu xa. Hài hước ở chỗ, chuột nào lại có chuột đi rước dâu, lấy vợ; nghệ nhân dân gian đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hoá con chuột để nó mang dáng dấp con người. Châm biếm ở chỗ chú rể chuột muốn đón dâu phải mang chim, mang cá đến cống cho mèo. Trên bức tranh có hai chữ Nghinh hôn chỉ đám cưới. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị xưa. Còn con chuột là hình ảnh của những người nông dân trong xã hội cũ.

    Bức tranh không có chú thích gì nhưng nhìn vào ai cũng nhận thấy thâm ý của nghệ nhân dân gian. Chuột ranh ma, tinh quái, đa nghi luôn cảnh giác với loại mèo, kẻ thù không đội trời chung, lại hóm hỉnh châm biếm mèo tham của hối lộ mà quên nhiệm vụ là diệt chuột.

    Bức tranh được chia làm hai phần với 12 con chuột và một con mèo. Tầng trên là cảnh chuột dâng lễ cho mèo với bốn con chuột, con đi đầu hai tay dâng lên một con chim, cong người, đuôi gập lại trông vẻ sợ sệt. Con thứ hai xách một con cá đang tiến theo sau, mắt nhìn con mèo vẻ khép nép sợ sệt không kém gì con đầu. Hai con đi cuối thổi kèn nhưng ở tư thế đề phòng bất trắc, khi có chuyện là “vọt” nhanh. Tầng dưới là cảnh đón dâu với tám con chuột. Dẫn đầu là con chuột đực, đầu đội mũ cánh chuồn, mình mặc áo thụng xanh, chân đi hia, ngồi trên lưng con ngựa hồng, quay nhìn về sau vẻ mặt vênh lên tự đắc vì đỗ tiến sĩ vinh qui lại được cưới vợ đẹp. Theo hầu phía sau là một con chuột đen cầm lọng và một con chuột khoang nửa đen nửa trắng cầm biển đề hai chữ “nghinh hôn”. Con cầm lọng vẻ nghiêm trang, con cầm biển thì tinh nghịch luôn quay đầu trở lại nhìn kiệu cô dâu. Bốn con chuột khác thì khiêng kiệu, hai con đi trước nhìn thẳng về phía trước, hai con đi sau thì quay nhìn lại phía sau không biết cố ý cho ta thấy đám rước còn dài hay là trông chừng xem ông mèo có đuổi theo sau không. Cô dâu chuột ngồi trong kiệu cũng vấn khăn, mặc áo gấm xanh nhìn chồng đang cưỡi ngựa đi phía trước vẻ tự hào mãn nguyện. Trong bức tranh hình ảnh đập vào mắt mọi người là con mèo. Con mèo được vẽ ở góc tầng trên phía tay mặt, rất to, oai vệ đang đưa tay ra nhận lễ vật. Và đó là nhân vật chính của bức tranh trào phúng này.

    Chuột kia khôn ngoan, tài giỏi là thế nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh cúi đầu đút lót cho chú mèo. Việc làm ấy thực ra chẳng có tác dụng gì, bởi lẽ có khi nào mèo lại làm thân với chuột. Nhận của đút lót nhưng khi gặp chuột, mèo vẫn xơi như thường.

    Ngày nay, vẫn còn những “con mèo” độc ác, tham nhũng vẫn còn tìm cách vơ vét, bóc lột của nhân dân nên bức tranh “Đám cưới chuột” này luôn có ý nghĩa sâu sắc cùng giá trị nhân văn, tính hiện thực và giàu tính chiến đấu.

    Điều đặc biệt ở Tranh Đông Hồ:

    Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.

    TẬNTÂM.VN góp phần chung tay gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian qua những bức tranh dân gian Đông Hồ

     

    Xem thêm Thủ công mỹ nghệ

    1
    Bạn cần hỗ trợ?