“Bảo bối” của Nhật Bản xử lý bùn siêu nhanh, sông Tô Lịch có cơ hội hồi sinh
Đoạn sông Tô Lịch đầu đường Hoàng Quốc Việt đang được xử lý bằng công nghệ Nano của Nhật Bản
Mới đây, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị phối hợp lắp đặt công nghệ Nano Nhật Bản dưới sông Tô Lịch đã công bố kết quả xử lý bùn của máy sục khí sau nhiều ngày thử nghiệm. Bước đầu cho thấy, “bảo bối” của Nhật đang cho những kết quả hết sức khả quan.
Theo đó, tính từ thời điểm đặt máy (16/5) đến ngày 8/7, độ dày của bùn giảm mạnh. Tại điểm B1 (vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m), độ dày bùn giảm từ 91,3cm giảm xuống chỉ còn 13cm. Tại điểm C (vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 110m), độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống chỉ còn 19cm.
Ngày 17/6, JVE tiếp tục thí điểm khả năng xử lý bùn của công nghệ Nano. Một đoạn bùn nổi vệ bờ sông Tô Lịch rộng khoảng 70m2 được quây lại bằng rào sắt và đặt thêm tấm vật liệu thiên nhiên, bơm nước đã xử lý qua máy sục khí chảy vào. Các chuyên gia cho rằng, cách làm này có thể xử lý bùn hữu cơ thành CO2 và nước mà không cần đến phương pháp nạo vét cơ học.
Mới đây, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị phối hợp lắp đặt công nghệ Nano Nhật Bản dưới sông Tô Lịch đã công bố kết quả xử lý bùn của máy sục khí sau nhiều ngày thử nghiệm. Bước đầu cho thấy, “bảo bối” của Nhật đang cho những kết quả hết sức khả quan.
Theo đó, tính từ thời điểm đặt máy (16/5) đến ngày 8/7, độ dày của bùn giảm mạnh. Tại điểm B1 (vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m), độ dày bùn giảm từ 91,3cm giảm xuống chỉ còn 13cm. Tại điểm C (vị trí cách cầu Hoàng Quốc Việt 110m), độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống chỉ còn 19cm.
Ngày 17/6, JVE tiếp tục thí điểm khả năng xử lý bùn của công nghệ Nano. Một đoạn bùn nổi vệ bờ sông Tô Lịch rộng khoảng 70m2 được quây lại bằng rào sắt và đặt thêm tấm vật liệu thiên nhiên, bơm nước đã xử lý qua máy sục khí chảy vào. Các chuyên gia cho rằng, cách làm này có thể xử lý bùn hữu cơ thành CO2 và nước mà không cần đến phương pháp nạo vét cơ học.
“Bảo bối” của Nhật Bản xử lý bùn dưới đáy sông Tô Lịch cho hiệu quả tốt.
Kết quả theo JVE công bố, sau hơn 2 tuần thực hiện thí điểm, độ dày của bùn trong khu quây rào sắt giảm mạnh. Tại vị trí TL-VT4 (30m tính từ mép tôn quây phía trên đầu cầu Hoàng Quốc Việt, bên trong khu xử lí bùn), độ dày bùn giảm từ 73cm xuống còn 35cm (giảm 38cm).
Tại vị trí TL-VT3 (tại điểm 25m tính từ mép tôn quây phía trên đầu cầu Hoàng Quốc Việt, bên trong khu xử lý bùn), độ dày bùn giảm từ 68cm xuống còn 20cm (giảm 48cm).
Đáng chú ý, hàm lượng oxy hòa tan (DO) bên trong khu vực xử lí tăng mạnh đạt 6.67 mg/l (đạt tiêu chuẩn cột A1 - quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt). Nước trong khu quây trong hơn, có thể nhìn thấy đáy bùn.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura - chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ Nano không chỉ có khả năng xử lý làm sạch chất lượng nước mà còn có tác dụng phân giải các chất gây ô nhiễm, bùn ở tầng đáy. Thay vì phải làm nạo vét sông, hồ định kỳ hàng năm, với công nghệ này, chỉ cần làm một lần nhưng hiệu quả lâu dài, chu kỳ lên tới 25 năm.
Dự kiến, sau thời gian thí điểm 2 tháng kể từ ngày đặt công nghệ của Nhật Bản xuống dưới sông Tô Lịch, các kết quả về quá trình xử lý ô nhiễm của sông sẽ được công bố rộng rãi. Từ đó, chính quyền Hà Nội và các chuyên gia sẽ có căn cứ để quyết định có sử dụng công nghệ này vào việc làm hồi sinh sông Tô Lịch hay không.
Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau từ 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.