Những thực phẩm không tốt cho người Đái tháo đường

1. Mỳ  ống 

Đây là một món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng cũng nổi tiếng vì làm đường huyết tăng do carbohydrat tinh chế và hàm lượng protein thấp và nhiều chất béo.

Tin vui là bạn không phải loại bỏ hoàn toàn loại mì này để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Bạn chỉ cần tránh ăn một lượng lớn mì ống cùng một lúc. Chỉ ăn một lượng nhỏ bằng lòng bàn tay và nên kết hợp với các thứ có chứa hàm lượng protein cao như thịt bò hữu cơ, thịt bò, gà tây hoặc thịt gà và bổ sung các loại rau có nhiều chất xơ, ít tinh bột như salad hoặc bông cải xanh.

Ngoài ra, hãy chú ý đến việc lựa chọn các loại sốt không tốt cho tim mạch như sốt Vodka hoặc Alfredo - đây là 2 loại nước sốt có chứa nhiều bơ và phô mai sẽ làm ảnh hưởng đến mức lipoprotein mang cholesterol đi trong máu (hay còn gọi là cholesterol xấu). Hãy lựa chọn các loại  sốt làm từ các thực vật như Marinara, Pomodoro, hoặc sốt tỏi và dầu ô liu, có hàm lượng chất béo không bão hòa cao và cải thiện sức khỏe của tim (đặc biệt quan trọng đối với những người bị tiểu đường).

2. Kẹo

Thật là ngu xuẩn khi những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn kẹo, vì chúng làm lượng đường huyết trong máu tăng cao.

Các loại kẹo 100% đường (hoặc si-rô bắp), như kẹo gấu, kẹo cứng... về cơ bản không có giá trị dinh dưỡng và chắc chắn sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Mặc dù trong qua trình điều trị tiểu đường vẫn có thể ăn kẹo, nhưng việc ăn thường xuyên có thể gây bất lợi cho kế hoạch chữa trị bệnh tiểu đường của bạn.

3. Bim bim

5 thuc pham thuc su khong tot cho nguoi Dai thao duong 
Ngày nay, có rất nhiều loại bim bim khác nhau trên thị trường, do đó, hàm lượng dinh dưỡng của các loại này ngày càng khác nhau. Mặc dù vậy, hầu hết các loại bim bim được làm từ khoai tây hoặc ngô đã qua chế biến, và sau đó chiên trong dầu hydro hóa, quá trình này chứa một lượng lớn chất béo chuyển hóa làm tắc nghẽn động mạch.

Hãy chọn một loại bim bim tốt cho sức khỏe hơn, phù hợp với bệnh tiểu đường như bim bim từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu lăng hoặc diêm mạch.

Tránh ăn nguyên khoai tây chiên và thử kết hợp với sữa chua hoặc hạt đậu để có được chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn.

4. Soda

Uống soda khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường cũng giống như đổ xăng vào lửa. Tương tự như kẹo, soda cung cấp rất ít dinh dưỡng và có thể làm tăng lượng đường trong máu ngay cả khi theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

Soda ăn kiêng (soda diet) có vẻ như là một phương pháp thay thế lành mạnh hơn, bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết tương tự như các loại soda khác. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, soda ăn kiêng không có lợi cho vòng eo - và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cà phê ít đường hoặc trà đen và trà xanh là những lựa chọn thay thế tuyệt vời. Đối với hydrat hóa tối ưu, nước luôn là lựa chọn tốt nhất của bạn.

5. Gạo trắng

Chúng ta ít ăn gạo nguyên cám giàu chất xơ và đạm, mà thường ăn gạo trắng tinh thường có nhiều đường và làm tăng đường huyết.

Tương tự như mì ống, gạo trắng nên được dùng với số lượng hạn chế và kết hợp với các thực phẩm khác giúp làm giảm tác dụng của carbohydrat lên đường huyết.

Cũng lưu ý rằng không phải tất cả gạo đều giống nhau. Gạo hoang dã và gạo nâu có hàm lượng chất xơ cao hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu và chứa một số chất dinh dưỡng có giá trị, nên chúng giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng. Đây có thể là một sự thay thế tuyệt vời cho cơm trắng khi nấu ăn ở nhà và đôi khi cũng có tại các nhà hàng.

Hoài Nguyễn

Theo Tạp chí Sống khỏe

1
Bạn cần hỗ trợ?