Tranh dân gian Đông Hồ Đàn lợn âm dương
Thông tin chi tiết sản phẩm:
Thể loại: Tranh dân gian Đông Hồ
Nguồn gốc: Tranh được làm thủ công từ nghệ nhân làng nghề Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Chất liệu tranh: Giấy gió (giấy điệp), Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v.
Loại Tranh mành treo tường kích thước: 33cm x 42cm
Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đàn lợn âm dương:
Trước hết, ta cần hiểu Thuyết âm dương là gì?
Thực ra triết lý âm dương được ông cha ta đúc kết từ xa xưa qua việc trải nghiệm trong cuộc sống. Ban đầu là những khái niệm rất cụ thể như
Giống cái là Âm, Giống đực là Dương.
Đất là Âm (biểu tượng là hình vuông), Trời là Dương (biểu tượng là hình tròn).
Sau đó cha ông dần suy ra:
Phía bắc lạnh là thuộc Âm, phía Nam nắng thuộc Dương;
Mùa đông lạnh thuộc Âm, mùa Hạ nắng thuộc Dương;
Đêm là Âm, ngày là Dương;
Và còn rất nhiều cặp đối lập âm dương khác nhau. Dần dần chúng thành quy luật: Không có gì hoàn toàn Âm hoặc hoàn toàn Dương. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm và Dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho nhau. Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Dương; Dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Âm.
Và Tín ngưỡng phồn thực là gì?
Phồn nghĩa là nhiều, thực là biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở. Phồn thực có nghĩa là một tín ngưỡng tin rằng việc phát triển giống nòi, gia đình đông đúc, sum vầy là gia đình hạnh phúc, ấm no.
Quan niệm về tín ngưỡng phồn thực được xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Thời xưa, để duy trì và phát triển sự sống, người nông dân cần mùa màng tươi tốt và được sinh sôi nảy nở để duy trì giống nòi. Nguyện ước đó đã trở thành tín ngưỡng gửi gắm niềm tin của người nông dân.
Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.
Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi.
Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động.
Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn.
Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế.
Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.
Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này tạo cho bức tranh sự chuyển động vô cùng sinh động.
5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.
Bức tranh Đàn lợn âm dương là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển.
Điều đặc biệt ở Tranh Đông Hồ:
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.
TẬNTÂM.VN góp phần chung tay gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian qua những bức tranh dân gian Đông Hồ
Xem thêm Thủ công mỹ nghệ