Tranh dân gian Đông Hồ Hứng dừa

    Gia đình luôn là tế bào của xã hội, vì vậy mối quan hệ vợ chồng, cha con luôn được quan tâm nhiều hơn cả so với mối quan hệ vua tôi trong đạo “Tam Cương”. Có câu: “Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” tức ở đây muốn nói phải quản được gia đình trước, mới tới đất nước lúc đó thiên hạ mới yên ổn và thái bình.
    Giá tantam.vn: 159,000 đ
    Giá thị trường: 220,000 đ
    Tiết kiệm:61,000 đ (27%)
    Đơn vị tính:Bộ
    Chọn số lượng:Sẵn hàng
    TẬN TÂM MALL:Số 62 Ngách 4/1 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội (*)Có chỗ đỗ ô tô miễn phí(*)
    Thời gian:Từ 8h đến 22h tất cả các ngày trong tuần
    Bạn cần hỗ trợ?
    Chát với chúng tôi:

    Tranh dân gian Đông Hồ Hứng dừa

    Thông tin chi tiết sản phẩm:

    Thể loại: Tranh dân gian Đông Hồ

    Nguồn gốc: Tranh được làm thủ công từ nghệ nhân làng nghề Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

    Chất liệu tranh: Giấy gió (giấy điệp), Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v.

    Loại Tranh mành treo tường kích thước: 33cm x 42cm

    Chữ trên tranh:

    “Khen ai khéo tạc nên dừa

    Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”

    Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Hứng Dừa:

    Gia đình luôn là tế bào của xã hội, vì vậy mối quan hệ vợ chồng, cha con luôn được quan tâm nhiều hơn cả so với mối quan hệ vua tôi trong đạo “Tam Cương”. Có câu: “Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” tức ở đây muốn nói phải quản được gia đình trước, mới tới đất nước lúc đó thiên hạ mới yên ổn và thái bình.

    Người cha được xem là trụ cột của một gia đình. Là thân trụ hiên ngang như thân dừa mọc lên giữa đất cằn sỏi đá. Người Cha phải hứng chịu bao sương gió vất vả gian truân để nuôi các con khôn lớn thành người. Giống như những trái ngọt mang đến cho đời.

    Trèo Dừa là công việc vất vả nguy hiểm. Nhưng để có thể lo cho vợ con thì người chồng, người cha ấy chẳng màng tới nguy hiểm, hay mệt nhọc vượt qua mọi thử thách.

    Hình ảnh những đứa trẻ đang bấu chặt vào gốc cây. Khác hẳn với tâm lý của trẻ khi được chuẩn bị đón những trái dừa tươi mát, ngọt lành. Đáng ra chúng phải hớn hở nhảy dưới đất ngẩng mặt lên chờ đợi trái dừa mà cha tung xuống. Nhưng không ở đây các bạn nhỏ như cũng muốn được treo lên cây giống như cha. Muốn được noi gương theo cha vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời muốn chia sẻ và cảm nhận nỗi vất vả khi trèo dừa của cha mình.

    Người vợ đang vén váy để hứng dừa như cùng sẻ chia thành quả trái ngọt cùng nhau trong cuộc đời.

    2 câu thơ Nôm trong bức tranh: “Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”.

    hình tượng tung hứng dừa vốn không hề có trong thực tế. Đại từ ai trong câu thơ trong bức tranh ta thấy chính là con người tạo nên sự hài hòa hợp lý và cân đối trong ý nghĩa của bức tranh Hứng Dừa. Chính chúng ta biết điều hòa cuộc sống của mình, của môi trường thì sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cuộc đời. Tiêu biểu là gia đình, mối quan hệ cùng chia sẻ, cùng gắn bó, san bớt vất vả hiểm nguy sẽ là mái ấm gia đình hạnh phúc.

    Như vậy, khi treo bức tranh dân gian Đông Hồ Hứng Dừa trong gia đình, tức là ta đang thấy khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Và bức tranh luôn là lời nhắc nhở, là bài học sâu sắc để có được một hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn theo đúng nghĩa. Mối quan hệ vợ chồng cha con chính là đỉnh tam giác tạo nên hạnh phúc.

    Điều đặc biệt ở Tranh Đông Hồ:

    Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.

    TẬNTÂM.VN góp phần chung tay gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian qua những bức tranh dân gian Đông Hồ

    Xem thêm Thủ công mỹ nghệ

    1
    Bạn cần hỗ trợ?