11 tác dụng của trà hoa cúc khiến ai cũng thích sử dụng thường xuyên

Ngoài ra, trà hoa cúc có chứa flavonoid như apingen, là hợp chất chống ung thư cực kỳ mạnh, giảm tiến triển ung thư.

Thành phần dinh dưỡng của trà hoa cúc trong 100g:

- Năng lượng: 1 Kcal

- Carbohydrate: 0,20 g

- Chất đạm: 0 g

- Tổng số chất béo: 0 g

- Cholesterol: 0 mg

- Chất xơ: 40,3 g

- Axit folic:1 mcg

- Niacin: 0 mg

- Pyridoxin: 0 mg

- Riboflavin: 0,004 mg

- Thiamin: 0,010 mg

- Vitamin A: 20 IU

- Vitamin C: 0 mg

- Vitamin E: 0 mg

- Vitamin K: 0 mg

- Natri: 1 mg

- Kali: 9 mg

- Canxi: 2 mg

- Đồng: 0,015 mg

- Sắt: 0,08 mg

- Magie: 1 mg

- Mangan: 0,044 mg

- Kẽm: 0,04 mg

Trà hoa cúc đã được sử dụng trong hàng thập kỷ vì lợi ích cho sức khỏe. Nó có tác dụng an thần, được kiểm chứng qua hàng ngàn năm có công năng như một phương thuốc chữa giấc ngủ tự nhiên. Các đặc tính chống viêm của trà hoa cúc có thể giúp điều trị chứng chuột rút kinh nguyệt bằng cách làm giảm co thắt cơ và co thắt. Hãy cùng tìm hiểu thêm những ích lợi thú vị khác dưới đây.

11 tác dụng của trà hoa cúc có thể bạn chưa biết

1. Điều trị chứng mất ngủ

Trà hoa cúc là một giải pháp tự nhiên tuyệt vời cho những người bị khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, tạo cơn buồn ngủ. Sử dụng thường xuyên trà hoa cúc có thể giúp bạn ngủ ngon, giải quyết các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của bạn.

2. Giảm triệu chứng co thắt dạ dày

Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt kinh nguyệt và các chứng co thắt dạ dày. Trà làm thư giãn các cơ do đó giúp giảm đau. Nó hoạt động bằng cách tăng mức glycine trong cơ thể, giúp giảm cường độ co thắt cơ bắp.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Chamomile làm giảm co thắt ở lớp lót bên trong của dạ dày, do đó giúp giải phóng khí không cần thiết và đầy hơi trong đường tiêu hóa. Tác dụng của trà hoa cúc được thể hiện qua việc điều trị các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. IBS là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, và trà hoa cúc giúp điều trị tình trạng này. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa trong thời gian dài.

4. Có lợi ích cho tim mạch

Trà hoa cúc chứa flavonoid đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Trà hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Điều này chứng minh rất có lợi trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh mẽ và hoạt động một cách nhịp nhàng.

5. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Bằng cách giúp điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể, trà hoa cúc có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc giữ mức đường trong máu thấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ cần duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.

6. Giảm lo âu căng thẳng

Chamomile được sử dụng từ thời cổ đại để giúp điều trị chứng lo âu. Chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư thái, có thể giúp làm dịu các dây thần kinh do đó làm giảm lo lắng. Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể hạn chế đáng kể sự lo lắng.

7. Chăm sóc da tốt hơn

Một lần nữa, chất chamomile với các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do. Điều này hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, do đó cải thiện sức khỏe làn da của bạn.

Ngoài ra, nếu dùng trà hoa cúc hàng ngày thói quen đó sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da của bạn từ sâu bên trong. Trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các công thức làm đẹp tự chế để cải thiện và duy trì sức khỏe làn da.

8. Điều trị vết thương và nhiễm trùng

                                                                                                  

Chamomile không chỉ có thể được sử dụng như một loại thảo dược mà còn có thể được dùng tại chỗ để điều trị vết thương trên da. Chà một lượng nhỏ trà hoa cúc lên vết xước và vết bỏng có thể giúp chữa lành chúng nhanh hơn, làm dịu nhẹ vết thương.

9. Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú

Trà hoa cúc có chứa flavonoid như apingen, hợp chất chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống trà hoa cúc hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Tiêu thụ thường xuyên trà hoa cúc cũng có thể thu nhỏ các khối u ung thư cũng như ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.

10. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nếu bạn bị cảm lạnh và ho thường xuyên, trà hoa cúc sẽ là giải pháp hữu hiệu. Trà hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hoạt động một cách có hiệu quả. Dùng trà hoa cúc thường xuyên có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh và ho.

11. Điều trị cảm lạnh

Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là hóa giải cảm lạnh cực tốt. Khi có các triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, chảy nước mũi… bạn nên uống một tách trà hoa cúc nóng và để nó phát huy công dụng. Bạn cũng có thể hít hơi nước từ trà với chất chamomile sẽ giảm bớt mũi tắc nghẽn, chảy nước mũi và đau họng.

                                                                                

                                                                                                                     Những lợi ích của trà hoa cúc với sức khỏe đã được y khoa công nhận

Công dụng của trà hoa cúc với làm đẹp da

Trong số nhiều phương pháp giúp trẻ hóa làn da ở nữ giới, việc uống trà hoa cúc cũng là một biện pháp vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả sức khỏe cho làn da không hề nhỏ.

Theo báo cáo của các nghiên cứu giống hoa cúc đều tốt cho da. Hoa cúc hay các sản phẩm liên quan (trong đó có trà hoa cúc) được sử dụng để điều trị kích ứng da, đỏ và chàm. Beta-carotene có nhiều trong hoa cúc tham gia vào quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe ổn định, tái tạo làn da. Chất này cũng phân hủy thành vitamin A để mang nhiều lợi ích khác nhau cho da.

Vitamin A thể hiện dưới dạng chất chống oxy hóa cùng với flavonoid có trong hoa cúc, giúp chống lại các gốc tự do. Uống trà hoa cúc hoặc sử dụng nó trên da của bạn sẽ làm giảm nếp nhăn và tình trạng da xỉn màu, đồng thời giúp giảm sự đổi màu da, loại bỏ bọng mắt. Với tác dụng sát trùng và chống viêm, lợi ích khi uống trà hoa cúc thường được sử dụng để giúp giảm sưng và đỏ của mụn trứng cá cho da mặt.

Một số công thức từ trà hoa cúc rất tốt cho làn da bạn nên áp dụng để lấy lại được nét trẻ trung, rạng ngời.

+ Mặt nạ hoa cúc và lòng trắng trứng:

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là 5 g hoa cúc khô, 1 lòng trắng trứng. Bạn tiến hành đổ 50 ml nước nóng lên hoa cúc và đợi cho nước nguội, hoa mềm ra. Bạn khuấy đều lòng trắng trứng với hoa cúc trộn đều (hoa cúc nát nhuyễn thì càng tốt), sau đó thoa hỗn hợp lên mặt giữ trong khoảng 10 phút cho đến khi khô, rửa sạch bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Tác dụng của hoa cúc lúc này là giảm nếp nhăn, làm mềm da, ức chế hiệu quả việc sản xuất melanin.

+ Đá viên hoa cúc: Đây là phương pháp làm khá độc đáo khi bạn dùng 50 g hoa cúc khô đun sôi với nước khoảng 20 phút, chắt lấy nước và để vào khay làm đá. Khi nước hoa cúc đóng thành viên, bạn dùng những viên đá nhỏ từ nước hoa cúc này chà lên những mụn trên mặt, thực hiện 2 lần/ngày để hiệu quả cao bạn nhé.

Nên uống trà hoa cúc vào thời điểm nào?

Việc thưởng trà hoa cúc đôi khi là do sở thích. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của trà hoa cúc bạn nên chú ý đến thời điểm uống để đạt công dụng cao nhất.

- Uống trà hoa cúc sau các bữa ăn chính: Nhiều người thưởng trà hoa cúc sau bữa ăn chừng 20 phút. Thói quen đó hoàn toàn đúng đắn và có lợi bởi nó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, khi uống vào bữa tối có thể giúp định tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu và thức dậy khoan khoái.

- Uống trà hoa cúc vào các mùa trong năm: Riêng về các mùa, bạn có thể chọn lựa uống trà hoa cúc quanh năm khi nó đều phát huy công dụng của mình. Mùa hè có thể làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc. Mùa đông uống trà hoa cúc giúp giữ ấm cơ thể, tạo độ ẩm cho da, làm giảm vết nhăn do thời tiết.

Một số tác dụng phụ của trà hoa cúc

- Dị ứng/viêm da nhạy cảm: Phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây dẫn đến dị ứng ở một số người. Ngoài ra, chất alantolactone trong hoa cúc có thể gây nên tình trạng kích ứng da và gây ra các triệu chứng đỏ, viêm da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Cảm giác buồn nôn: Sử dụng trà hoa cúc với liều lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn, sưng họng, khó thở, nổi mẩn da và sốc phản vệ, đặc biệt nếu trà có chứa nồng độ hoa cúc cao.

- Tăng mức độ hen suyễn: Một số chất kích ứng có trong hoa cúc khiến cơn ho của bệnh nhân hen suyễn tái phát, mức độ trầm trọng hơn.

- Tương tác với thuốc: Tránh uống trà hoa cúc nếu bạn dùng thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel, ticlopidine hoặc pentoxifylline. Chamomile chứa các hợp chất làm loãng máu tự nhiên có thể gây nguy cơ chảy máu. Không thay thế hoa cúc cho thuốc chống đông máu của bạn, vì các chất bổ sung thảo dược không có nghĩa là để thay thế lợi ích của thuốc thông thường.

                                                                                                                                                                                                                                       Theo PV (Khám phá)

 

1
Bạn cần hỗ trợ?